Chuyển tâm chuyển nhà

05 April 2008

Sinh nhat cua toi...Mot no^~i a'm a?nh kho giai thich...

Hom nay...sinh nhat minh...The la minh tu chuc mung minh voi nhung loi hay y' dep, mong la minh se co du nghi luc vuot qua cuoc song kho khan nay. Chi the la du.Tuy vay nhung minh thuc su ko muon nhac den cai ngay nay nua, no vo nghia, ko muon ai nho' den no. Hinh nhu minh hoi vo^ tinh` voi chinh minh. Tai sao fai nhu vay chu? Nhung minh muon the. Minh do^.t nhien buc boi khi nhieu nguoi nhac den sinh nhat cua minh trong khi minh lai ko quan tam den no. Sao vay chu? Ngay nay chi lam minh buon, buon ve qua khu, va buon ca chinh minh....No that khung khiep....Toi so no'

02 April 2008

Xin loi! Em chi la con di (Chuong 16 - Chuong 17)

Chương Mười Sáu: Tiếng than

Một ngày tôi đi làm về muộn. Vừa xuống xe tôi thấy có bóng người theo sau.

Nghĩ là cướp, tôi định đi ngay vào khu chung cư.

- Hà Niệm Bân! Chờ đã!

Tôi quay lại, kinh ngạc nhìn người phụ nữ gọi lên tên tôi, dắt một thằng cu chừng mười tuổi. Thằng bé xấu hổ, nấp sau lưng chị kia chỉ lộ ra nửa gương mặt.

- Chị là…? – Tôi không nhớ ra là ai.

- Tôi tên là gì không quan trọng. Anh đi tìm Hạ Âu mau!

Tôi nghĩ khi nghe đến hai chữ Hạ Âu, tôi đã trợn tròn mắt. Tôi nhìn khắp người đối diện, quần áo bình thường, tuổi trạc 50… Tôi nhìn bà ta như nhìn tình địch, mươi giây, rồi hỏi:

- Vì sao chị biết tôi ở đây?

- Công ty ai mà chả biết giám đốc Bân?

Tôi càng buồn phiền.

- Có thể nói chuyện không? – Người phụ nữ hỏi.

Tôi biết chắc có việc gì đó không thể nói người ngoài biết, tuy cảnh giác, nhưng tôi không thể giấu sự tò mò trong lòng bao năm. Tôi đưa người khách vào nhà, vừa may Tiểu Mãn đã mang con về ngoại.

- Mời chị uống trà! – đưa chén nước cho người khách, tôi ngồi xuống đối diện.

- Ôi cảm ơn anh! – Chị đang nhìn khắp nhà tôi, thấy tôi bưng trà tới vội nói một câu khách sáo.

- Có việc gì? Nói đi. Hạ Âu rốt cuộc đang ở đâu, cô ấy sao rồi? – Lòng tôi nôn nao, nhìn đứa bé đang ngồi nghiêm trang - Thế còn đứa bé này là ai?

- Hà Niệm Bân anh đừng nôn nóng. Ngày hôm nay tôi đến đây, là mong muốn anh đi tìm Hạ Âu. Tất nhiên tôi sẽ nói cho anh tất cả câu chuyện. Chuyện này chỉ ba người biết. Một người là tôi, một người là Hạ Âu, còn lại là người đàn ông đã hại Hạ Âu không thể rũ bỏ thân phận mình.

Mỗi tế bào trên người tôi đều tập trung tai một điểm, tôi chưa bao giờ chăm chú và lo lắng thế. Tôi oán trách chị ta nói quá chậm, chị ta làm sao hiểu nổi những gì chôn kỹ trong đáy lòng giờ bị thức dậy sẽ dày vò tôi ra sao.

- Hy Hy, cháu đi xem ti-vi ở trong nhà đi! - Người đàn bà bảo đứa trẻ.

Đứa bé ngoan ngoãn đi vào phòng. Khi đi qua chỗ tôi, tôi gặp lại nét quá quen thuộc trong ánh nhìn phẳng lặng từ đôi mắt cậu bé.

- Chị cứ nói đi!

- Hạ Âu là một người con gái tốt! Và là đứa trẻ đáng thương!

Lời nhập đề của bà suýt làm tôi rơi nước mắt. Cái điều tôi sợ hãi nhất bao năm nay là tôi không hiểu về Hạ Âu.

- Lần đầu tôi gặp Hạ Âu là khi cô ấy 16 tuổi. Có thể nói, tôi đã nhìn thấy cô ấy trưởng thành. Tuổi thần tiên, lại mang một gương mặt với thần thái mà không người lớn nào biểu lộ được. Tôi chưa bao giờ thấy cô ấy cười, cô ấy rất ít nói. Chồng tôi lái xe cho sếp, nói thật ông ấy đã đau xót lắm. Phải tận mắt phải chứng kiến cô ấy bị… Trời ạ, lúc đó lòng tôi đau xót thay cho cô ấy, một đứa con gái, bị dày vò đến mức khắp người đầy vết thương. Khi qua nhà tôi lấy rượu thuốc, cô ấy còn an ủi tôi, kêu, bác đừng để ý đến con, dùng rượu nóng bóp là khỏi nhanh thôi. Anh xem, những lời nói của cô ấy đến người lớn cũng phải ăn năn. Nhưng chúng ta thì giúp được gì cho nhau? Ai cũng phải mang lương về nuôi con nuôi vợ…

Bà uống ngụm trà, nói tiếp:

- Sếp bao mẹ Hạ Âu là cớ, sếp chỉ thích Hạ Âu. Chỉ dùng mẹ Hạ Âu làm miếng mồi dụ dỗ chờ cô gái mười mấy tuổi mắc câu. Còn Hạ Âu, anh đừng nhìn vẻ ngoài lạnh lẽo của cô ấy, bướng bỉnh mà hiếu nghĩa. Cho nên, mỗi khi sếp về công ty,
hầu như đều kêu Hạ Âu đến. Cô ấy mới chỉ là một cô bé thôi ạ, anh bảo làm sao cô ấy có thể vui có thể tươi cười. Và mỗi lần sếp kêu cô ấy tới, đều bắt chồng tôi lái xe. Có những lúc tôi thật sự không dằn lòng nổi. Từng ấy năm, chúng tôi đã coi cô ấy như là con gái ruột của mình.

Thì ra đây chính là vợ người lái xe đó. Tôi bảo xin chị hãy kể tiếp đi, những điều này Hạ Âu đã nói với tôi rồi.

Người phụ nữ nhìn tôi, tiếp tục:

- Sau này mẹ cô ấy mất rồi, Hạ Âu ngày xưa vốn coi rẻ lão sếp, nhưng rồi lại gặp anh. Đáng lẽ cô ấy có thể ra đi, cô ấy thù hận người đàn ông kia như thế cơ mà. Nhưng rồi mỗi lần ông sếp gọi, cô lại tới, ngoan ngoãn!

Tôi không hiểu. Nhưng trong khi người khách nói tôi không tiện ngắt lời.

- Anh đã nhìn thấy Hạ Âu khóc bao giờ chưa? Tôi chỉ thấy một lần, là lúc cô ấy đang có thai khoảng một tháng.

- Vì sao?

- Sếp cũng không hiểu tại sao nữa. Nhưng mà nói chung đàn ông với đàn bà… Anh biết đấy, có lúc cũng rất khó nói. Tại vì bình thường thì lúc nào sếp cũng chuẩn bị sẵn áo mưa, và xưa nay lần nào cũng mang. Nhưng có một lần ông sếp phải cách ba tháng mới quay lại đây, không mang bao. Hạ Âu cũng không biết, không cảm nhận. Sau này khi tôi nghe kể, mới vội vã tìm Hạ Âu hỏi. Khi đó Hạ Âu đã có bầu một tháng rồi. Cho nên, khi đó cô rất lo lắng, bản thân cô cũng không biết cái thai là của ai. Vì anh rất muốn có con, cô ấy nhất định không thể nào giết đứa bé. Nhưng cô ấy sợ nếu đó không phải con của anh, cho nên cuối cùng đã chọn cách ra đi. Ngày đó, lo việc thai nghén cho cô đều một tay tôi.

Tôi sững sờ, sao ngốc thế em ơi!

- Cho đến khi đứa bé chào đời bình an, là một bé trai. Cô ấy vội vã đi tìm anh, thì thấy bên anh đã có thêm một người phụ nữ. Anh Hà, Hạ Âu không hề bạc với anh! Con trai anh cũng đã được chăm sóc đến lớn từng này rồi!

- Làm sao cô ấy biết đây là con tôi? – Tôi lập tức nghi ngờ, cho dù ngay giây phút đầu tiên nhìn thấy cậu bé, tôi đã có một cảm giác không thể nói ra. Như cảm giác thầm kín lúc bạn thấy bố mẹ thân thuộc gần ở bên.

- Còn nhớ hôm anh dẫn bạn gái dạo phố không? Nhưng vô tình gặp lại anh, cô ấy đã lên xe rồi, Hạ Âu kêu lên đòi bằng được xuống xe đi tìm anh. Cô ấy quay về, trên tay cầm một chiếc khăn giấy thấm máu, kích động tới mức tay run bần bật, nói, đó là máu của anh.

Tôi nhớ chứ, là máu chảy khi tôi bị người lạ đâm sầm vào.

- Ngay trong ngày, cô mang con đi xét nghiệm ADN, kết quả là con trai anh. Ngay giây phút có kết quả xét nghiệm, cô ôm lấy con khóc cười mãi. Nhưng rồi sau không hiểu vì sao, Hạ Âu lại bỏ đi mất. Không ai biết cô ấy đi đâu, đến tôi cũng không hề biết.

Tôi nghe và thấy trái tim tôi dừng đập, tôi cầm chén trà, đã cầm suốt hai tiếng đồng hồ.

- Mãi đến tháng sáu năm nay, cô ấy mới nhờ người tìm tôi, bảo mang đứa bé qua đây, còn cô ấy không đến. Tôi có khẩn khoản người mang Hy Hy tới mách cho tôi tình hình Hạ Âu, lúc đầu bà ta sống chết không chịu nói, sáng nay tôi lại đi tìm, bà ta mới nói, Hạ Âu vốn làm việc tại một khách sạn năm sao ở Thẩm Quyến, tuy sống chật vật song có đứa con đáng yêu ở bên cũng hạnh phúc. Hai tuần trước, một người đàn ông trọ ở khách sạn đó mượn rượu ép Hạ Âu, con bé tất nhiên không chịu, lại lỡ tay giết chết ông khách kia! Tôi cũng không rõ lắm, có lẽ nên gọi là phòng vệ chính đáng, nhưng Hạ Âu đã giết người ta rồi, đây lại là người họ hàng của một ông sếp to bên công an. Tôi nghĩ, có lẽ là hận thù suốt hai mươi năm tích tụ. Nên nhẹ cũng sẽ phải tù chung thân.

Lúc đó quên không biết tôi còn cảm giác gì, phải máu cũng đông lại không chảy trong huyết mạch.

- Cô ấy đã nhờ những bạn bè chị em xung quanh mang đứa bé gửi sang cho tôi. Anh xem, tất cả là nghiệp chướng! Tôi vội đến đây ngay, kêu anh hãy đi tìm Hạ Âu ngay, cho dù là lần gặp mặt cuối cùng… cho dù… cho cô ấy gặp người thân duy nhất…

Nói đến đây, người đàn bà dày dạn việc đời nghẹn ngào.

Tôi không khóc, đầu óc tôi kín mít.

- Hãy nói cho tôi biết, ông sếp kia là ai?

- Hại đời Hạ Âu, cậu cũng có phần đấy! Thủ phạm chính là Lưu Quang Đông.

Tôi sững sờ.

Lưu là Tổng giám đốc của tập đoàn đầu tư.

Tôi chỉ là giám đốc khu vực của tập đoàn này, nói thẳng ra tôi cũng chỉ là một tay chân dưới quyền làm thuê cho ông ta. Tôi chỉ có bốn năm ngắn ngủi từ một tổ trưởng thăng tiến đến ngày nay, tôi vẫn từng kiêu hãnh vì năng lực của mình. Không nghĩ đến, một người con gái, đã dùng cả sinh mệnh và ô nhục để đổi lấy nó.

Tôi đờ đẫn đi vào buồng, một tay ôm ghì đứa con trai, con của bố ơi! Mười tuổi mới biết có bố! Bố đã làm gì mẹ con thế này!

Tôi rúc đầu vào lòng đứa con trai bé bỏng.

Chương Mười Bảy: Hạ Âu ơi, tạm biệt

Đêm. Không ngủ. Đặt vé chuyến bay sớm mai. Tôi kể câu chuyện cho vợ, vợ tôi khóc kinh thiên động địa, sau đó khẳng định, vợ nhất định sẽ yêu đứa con trai hơn cô công chúa Lộ Lộ.

Ngày hôm sau tôi bay đi Thâm Quyến.

Hạ Âu, người con gái thiện lương, tôi đến đây, em đừng sợ hãi nữa!

~~~~~

Ba năm sau vào mỗi tiết Thanh Minh, tôi lại mang vợ con đến nơi này. Cả nhà đều quỳ lạy người dưới mộ vài lễ.

Ngày đó chắc cô ấy chẳng đau đớn lâu. Cô chịu án tử hình ở pháp trường, chết dưới súng.

Cả đời sống trong nỗi đau, có thể chỉ cái chết mới là một sự giải thoát.

- Anh ơi, dưới này là ai hả anh? – Con gái tôi hỏi con trai tôi.

- Là mẹ.

- Nhưng mà mẹ đây rồi cơ mà!

Con trai tôi nhìn trời, nước mắt nó dâng ngập tràn mi nhưng không chịu chảy ra. Nó có đôi con ngươi thuần khiết y hệt mẹ nó, đôi khi vẫn hiện lên vẻ yên tĩnh như của mẹ.

- Đây là mẹ ở trời mây – Con trai nói.

Vợ là một loài nhạy cảm, cô ấy đứng bên tôi khóc thút thít.

…..

“Xin lỗi, em chỉ là con đĩ!”

~~HẾT~~

(lời in cuối sách):

Đôi nét về tác giả: Tào Đình, tên thật là Tào Đình – sinh ngày 14/2/1985, người Trùng Khánh (Trung Quốc), tác phẩm đầu tay “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” viết năm 2004 khi còn đi học. Truyện dài này được viết trong bốn ngày, sửa sau lần in đầu trong hai ngày. Bởi thế, “Tôi sống trong thế giới giữa lên lớp và tan học, hiểu biết và kinh nghiệm của tôi chỉ đơn giản, nên, mọi hư cấu trong tác phẩm, nếu làm bạn buồn bực, thì xin coi đó là một cuộc chơi, đọc chơi đỡ buồn.”

Các truyện dài cùng tác giả đã xuất bản: Anh trai em gái, Hơi thở trắng xanh của Hồng hạnh, Yêu em hơn tử thần, Xin lỗi em chỉ là con đĩ (nguyên tác 14 chương; tái bản lần một đổi tên: “Em nấu tình yêu thành món canh” với 23 chương; tái bản lần hai đổi tên: “Ai là nỗi đau của ai” với 32 chương).

Đôi nét về người dịch: Trang Hạ (Hà Nội) - giải Khuyến khích “Văn học Tuổi 20” lần Một 1995. Hiện là phóng viên thường trú báo Tiền Phong tại Đài Bắc (Đài
Loan).

Xin loi! Em chi la con di (Chuong 14 - Chuong 15)

Chương Mười Bốn: Bến đỗ

Tôi tá hỏa, sao có nội một ngày mà hai người con gái nói cùng một câu nhỉ?

Tôi cất giọng mệt mỏi bất cần:

- Sao em lại nghĩ đến chuyện cưới?

Vì trước đây chưa bao giờ cô đề cập đến chuyện này, cô bảo cô còn trẻ, chưa chơi thỏa chí, hôn nhân sẽ hủy diệt cô. Nhưng vì sao cô biến đổi quá nhanh? Lẽ nào cô... đã gặp Hạ Âu?

Nghĩ đến khả năng này, lưng tôi một luồng lạnh.

- Hì hì, người ta vừa xem trên ti vi thấy cô dâu mặc váy cưới đẹp tuyệt trần!

- Ôi trời, hôm nay anh mệt lắm, em đừng quấy rầy anh nữa nào! - Tôi bất đắc dĩ đẩy cô ấy ra, vứt người vào sô-pha, nặng nề ngập mình trong đó, nhắm nghiền mắt, cố để không nghĩ tới bất cứ thứ gì.

- Sao? Anh vừa nghe đến cưới xin đã mệt mỏi rồi à? - Cô giận dữ, sán đến ôm cổ tôi hỏi.

- Đâu có, hôm nay anh làm việc mệt lắm.

- Thế á? Chồng ơi để vợ đấm lưng cho nào!

Đôi tay cô lại lập tức trở nên bận rộn. Mà có vẻ bận bịu vô chừng.

Tôi đặt tay lên đôi chân quỳ trên nệm sô-pha của cô, mềm rượi, đầy đặn.

- Đấm lưng cho chồng nào, chồng ơi chồng vất vả quá, để vợ hát bài ca ngợi chồng nào. Chồng ơi anh là trời, chồng của em ơi, lớn nhất là chồng, chồng thật là tốt quá! Nào chồng, anh đoán xem những chữ cuối cùng của bài ghép lại là gì nào?

Cô vừa đấm lưng vừa rền cái bài hát dai dẳng.

- Ha ha, đoán được chưa nào? Đồ ngốc nghếch, thế mà cũng không biết, trời - ơi - chồng-tốt quá! Chồng ơi, anh đúng là tốt bằng cả trời luôn!

Tiểu Mãn vừa nói vừa nhảy cẫng lên. Nói tôi tốt bằng trời.

Tôi nhìn cô. Tôi nghĩ, những người không hiểu gì trên đời sao họ lại thật là hạnh phúc.

- Tiểu Mãn, em thật là hạnh phúc! - Tôi thốt lên từ tận đáy lòng.

- Vâng ạ! Chồng em tài giỏi như thế, em lại không hạnh phúc sao? Bạn bè em vừa nghe nói anh là người có địa vị đã thèm muốn chết đi được!

Tiểu Mãn tự hào nói, tuy nhiên cô xưa nay đã bao giờ biết chức vụ của tôi ở công ty là gì đâu.

Rồi cô đi nấu cơm. Giờ đây Tiểu Mãn đã bắt đầu học nấu nướng, bởi vừa mới bắt đầu học làm bếp, nên sự thích thú của cô vẫn còn nhiều lắm, có điều đồ ăn dở tôi cũng chẳng dám nói, sợ cô giận chết.

Buổi tối Đại Bản đến ăn cơm, cứ nhăn mặt chê dở không nuốt nổi, nhưng vừa nghe nói là Tiểu Mãn nấu, vội vã nghiêm túc bảo ngon tuyệt!

Sau Đại Bản nói với tôi, Tiểu Mãn ở nhà chưa bao giờ làm bếp. Tôi nói biết rồi, anh ta vỗ vai tôi bảo, Tiểu Mãn tốt đấy, thích hợp với cậu đấy.

- Mày cẩn thận phục thiện đi là vừa, đừng có làm tổn thương Tiểu Mãn, nghe không? Gái con nhà đấy!

Đại Bản lần đầu tiên có vẻ ăn nói tử tế thế với tôi về một phụ nữ.

Có lẽ cũng đã đến lúc để trái tim điệp trùng thương tích phiêu bạt nơi vô bờ bến của tôi quay trở về bến thôi.

Sau này tôi hầu như rất ít nghĩ đến Hạ Âu. Chỉ có một lần, vào nửa năm sau trong cuộc họp mặt lớp cũ, một cô bạn lớp mười hai cũ mang đứa con hai tuổi đến họp lớp, bảo chồng làm thêm giờ, để con ở nhà một mình không yên tâm nên mang theo.

Cậu chàng rất nghịch ngợm, nói năng đi đứng thật y như Tiểu Mãn nhà tôi, ha ha.

Tôi hơi chạnh lòng vì bạn bè hầu như đều đã con cái cả, nhìn lại mình đã có vẻ già rồi. Mọi người nghe nói tôi chưa kết hôn đều cười tôi kén chọn quá. Bảo không sinh lấy thằng cu rồi sau này sức chả đủ đâu. Và mọi người đều cười.

Tôi cũng miễn cưỡng cười vài tiếng. Cậu bé chốc chốc lại chạy tới chỗ tôi kêu chú chú.

- Chú ! Chú!

- Nào ngoan nào! - Tôi dùng một giọng nói êm quá sức tưởng tượng để dỗ cậu chàng.

Tôi nhá»› tá»›i đứa con xấu số của tôi. Giá nhÆ° được chào đời, có lẽ, nó cÅ©ng đã bằng chá
»«ng này. Mà nó sẽ kiêu hãnh gọi tôi là Cha! cha!

- Cháu tên là gì nào?

- Sâu Sâu... Tơ tơ... - Nhóc còn chưa nói sõi, cũng còn chưa biết mình đang nói cái gì.

Rồi tôi nghe tiếng mẹ cậu từ phía bên kia:

- Ái dà, giờ tôi còn phải trông con nữa, cuộc sống thật chật vật. Bố nó thu nhập một tháng cũng chỉ bốn nghìn tệ, bốn bốn mười sáu, bốn hai là tám, hai năm cũng mới chỉ thu nhập được chín mươi sáu nghìn mà thôi...

Tôi đột ngột choàng tỉnh như ra một vùng sáng: Mỗi tháng bốn nghìn, hai năm chín mươi sáu nghìn...

"Nếu em có 96.500 tệ, anh có cưới em không?"

Cô đĩ ấy đã nói câu đó với tôi khi nào?

Chín mươi sáu nghìn, cộng với lần đầu khi cô ấy mười sáu tuổi, tôi vứt cho cô năm trăm tệ...

Tôi đột ngột đau thắt ruột gan. Hạ Âu đang chứng minh cô ấy chưa hề là đĩ!

Sau này, tôi có ý tìm Hạ Âu, hỏi thăm về cả người đàn ông kia, nhưng chẳng có kết quả gì, thêm vào đó, Tiểu Mãn ăn ở với tôi thật không có gì phải chê trách, nên rồi tôi cũng không nghĩ ngợi nhiều nữa.

Hai năm sau trong lễ thành hôn của tôi và Tiểu Mãn, Đại Bản chỉ nói một câu:

- Chớ đang ăn trong bát còn dòm ở nồi!

Anh ta nói chen vào lúc mọi người đang cười đùa trêu chọc tôi tưng bừng, không có ai để ý. Mẹ Tiểu Mãn, mẹ vợ tôi cười rạng rỡ thật vui vẻ. Nhưng tôi vẫn chưa bao giờ có thể có cái tình thân thương với bà như từng có với mẹ Hạ Âu. Tiểu Mãn lộ rõ vẻ bất mãn, vì cái bụng của cô làm cho cô không thể nào mặc vừa chiếc váy cưới cô yêu mà cô từng miêu tả là " áo cưới đẹp tuyệt".

Chỉ non nửa năm, Tiểu Mãn cho tôi một cô công chúa. Tất nhiên cô chỉ chịu kết hôn với tôi khi đã có bầu mấy tháng. Cô ấy còn không hề phát hiện là mình đã có thai. Tôi hỏi, Tiểu Mãn, em bị tắt kinh bao lâu rồi, cô đáp với vẻ thậm ngốc:

- Làm sao mà em biết được cơ chứ?

Rồi sau đó chúng tôi đi khám, cái thai đã hơn hai tháng.

Vội vã cưới. Chỉ vì không chiều được cô dâu một chiếc váy cưới thêu hoa, tôi bị cằn nhằn cả mấy tháng. Biết làm sao được. Khi cô công chúa được 100 ngày tuổi, chúng tôi chụp lại một bức ảnh cưới có toàn gia đình.

Trong ảnh, Tiểu Mãn cười rạng rỡ.

Khi ấy tôi rất hạnh phúc, Tiểu Mãn rất đáng yêu, cô công chúa nhỏ dễ thương. Tôi đã tưởng rằng tôi đã quên Hạ Âu rồi.

Người con gái xinh đẹp Hạ Âu. "Xin lỗi, vì em chỉ là con đĩ!" Tôi đã từng nói câu ấy với cô.

Sau khi biết vì sao Hạ Âu muốn đưa tôi hơn chín vạn tệ, tôi thật sự hối hận và đớn đau. Nhưng sự ra đời của con gái tôi đã mang lại một niềm vui mới mẻ, tôi cảm thấy tôi đã trở thành một người đàn ông để vợ tựa vào và một người cha vĩ đại, cái điều hạnh phúc nhất mỗi ngày là, tôi nhìn thấy Tiểu Mãn bế bé Tiểu Tiểu Mãn ngồi trên sô-pha nô giỡn cười đùa.

- Tiểu Mãn, anh muốn mỗi ngày đều làm em hạnh phúc - Tôi thề trong lễ cưới, từ tận đáy lòng.

Tôi đã nghĩ tôi làm được điều đó.

Chương Mười Lăm: Hai bát hồi ức

Cô con gái bé bỏng đã tám tháng tuổi, bập bẹ học nói.

- Lộ Lộ (tên công chúa nhỏ) con gọi ba đi nào!

- Ba ba...

Tôi vui sướng nghe con gái non nớt gọi ba, trong lòng ấm áp hạnh phúc đến mê mụ.

- Ba, ba, ba, ba... - Con tôi gọi không ngớt - Ma ma, bà bà, ta ta...

Ta ta, hiểu theo ý cô nàng phải là ca ca (anh trai) mới đúng.

Đôi khi tôi không kìm được ôm con vào lòng thầm thì khẽ:

- Con ơi, đáng lẽ ra con cũng có anh, anh trai con đáng lẽ cũng phải năm tuổi rồi!

Ngày xưa tôi vẫn cùng Hạ Âu mơ tưởng, con chúng tôi nhất định sẽ là trai, vì thế cho đến giờ tôi vẫn luôn nghĩ, cái thai ngày ấy đáng lẽ là một cậu bé.

- Ta ta... - con gái tôi vẫn ngây thơ gọi.

Đau và nhớ, mênh mang trong những hoài niệm xót thương...

Tôi đã là một người đàn ông ba lăm tuổi, tôi đã qua những tuổi sùng bái tình yêu mơ đắm những phong hoa tuyết nguyệt xa vời từ lâu, tôi chỉ còn muốn một cuộc sống bình yên.

Một buổi chiều năm 2004, tôi dắt con gái Lộ Lộ bốn tuổi từ công viên đi xem hà mã. Vợ tôi gần đây lại mê đánh mạt chược, song chỉ cần cô đừng về nhà quá muộn là tôi cũng chẳng thắc mắc gì. Cô ấy cũng cần khoảng trời riêng. Tôi biết cô ấy cũng có mức độ, cùng lắm là thua hơn trăm tệ thì lại về khóc lóc nhõng nhẽo đòi tôi bù lỗ.

Tiểu Mãn vẫn còn con nít, có khi sau này cô ấy lại nhõng nhẽo với cả con.

Nghĩ đến đây tôi không nhịn được cười.

Đi đến một góc hoang vắng của công viên.

- Ba ba, con muốn uống nước khoáng! - Con gái tôi gọi.

- Được, Lộ Lộ nhìn xem nước khoáng ở đâu nào, rồi bảo ba, ba mua cho con!

- Ba ba, ở đằng kia bán! Ba ba, ở đằng kia! - Cô con gái nhỏ dùng hết sức lực kéo tay tôi về phía quán hàng nhỏ bên đường.

- Lộ Lộ, ở đây có bán nước khoáng đâu con!

Tôi nhíu mày nói, chú ý nhìn, quán bé, bày trên bàn một tấm bảng đen nho nhỏ, viết hàng chữ bằng phấn "Tôm lạnh một đồng một bát".

Tôi lặng người đi, tôi không ngờ gặp một trò đùa trêu ngươi sau bao nhiêu năm. Mặt hồ nước trong tôi đã vỡ tràn con đê ngăn, hồi ức mang những chua xót trào lên.

Bóng dáng người con gái đã mất đi trong ánh mặt trời giờ sao hiện lên rõ ràng. Tôi nghĩ phải tôi đã giấu em trong sâu thẳm trái tim tôi.

Trong đáy tim tôi có một người con gái tên gọi là Vĩnh Viễn, cô đứng trong ánh mặt trời đầu hạ, toàn thân lan tỏa một hương thơm nhẹ nhõm vô hình.

- Ba ba, đây là cái gì?

- Chủ quán, cho hai bát chè tôm lạnh! – Tôi gọi.

- Đây, tới đây! - Một phụ nữ vội vã chạy tới, cô ta đang ngồi bàn bên tán chuyện với bà chị. Tôi vừa kêu cô đã tới, hai tay chùi tới tấp lên tạp dề – Hai bát à, dạ có ngay!

Rồi lanh lẹn múc hai bát.

Cô con gái nhỏ của tôi vui sướng ngồi ăn, nói ba ơi ngon quá ba ơi ngọt cực ba ơi mát lạnh!

Con gái tôi trò chuyện vẫn nối những câu không dứt như vậy.

Tôi ngồi nhìn con ăn trìu mến, còn tôi không thể nào ăn, tôi sợ sẽ nuốt mất những nhớ thương.

Con gái ăn hết, mãn nguyện vui hớn hở đi dạo cùng tôi, trên đường đi còn hỏi:

- Ba ba, khi nãy là cái gì mà ăn ngon tuyệt.

- Đó là hồi ức! – Trong trái tim tôi đắng nghét những đau.

Buổi tối, con gái về bảo mẹ, hôm nay con ăn hết hai bát hồi ức. Tiểu Mãn nghe xong cười rung cả nhà.